25/03/2025 18:00
MARKET INSIGHTS_25032025
TÓM TẮT MỘT SỐ Ý CHÍNH TRONG BÁO CÁO
VN-Index đóng cửa giao dịch tạo thành mẫu hình giao dịch “Black Candle”. Khối lượng giao dịch tăng nhưng nằm dưới mức trung bình 20 ngày. Theo lý thuyết, thì giá tăng khối lượng giao dịch tăng là mô hình tăng giá có sự hỗ trợ của khối lượng – Tuy nhiên, tín hiện giao dịch hôm nay không quá tích cực do giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
Các điểm cần lưu ý:
(i) NĐT nước ngoài bán ròng hơn 463 tỷ đồng (Tính cả 3 sàn). Tốp mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VPI, VRE, HDB, APG, MWG, ORS, PDR, GEX, CTG, HPG… Tốp bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, SHB, TPB, VHM, VCI, SAB, VCB, HCM, VNM, GMD…Dù giá trị bán ròng đang giảm dần nhưng chuỗi bán ròng của khối ngoại vẫn tiếp tục kéo dài. Đây quả thực là tín hiệu buồn với TTCK Việt Nam.
(ii) Chỉ số vẫn ngập ngừng quanh ngưỡng kháng cự 1,350 điểm. Điểm đáng chú ý là kể từ mức đỉnh gần nhất: Vnindex mất vỏn vẹn 0,3% (4 điểm), nhưng trên thực tế, chắn chắn phần đông sẽ cảm thấy mất mát hơn con số này. Chỉ số Sentiment Index của chúng tôi dựa trên một thuật toán hết sức đơn giản để đo lường tâm lý thị trường: chúng tôi đo lường tỷ lệ cổ phiếu có thanh khoản đang tăng trong ngắn hạn (giá đóng cửa nằm trên đường MA20). Khi thị trường trong trạng thái FOMO, hầu hết cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng giá và ngược lại, nếu thị trường trong trạng thái sợ hãi, phần lớn cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm giá. Tính đến thời điểm hiện tại, Sentiment index đạt 25,9 điểm. Điều này có nghĩa là gần 3/4 số cổ phiếu trên thị trường đang trong xu hướng giảm, cho thấy rằng mức độ mất mát trên thị trường trên thực tế sẽ lớn hơn nhiều so với con số 0,3% kia. Tuy nhiên, có một vài điểm sáng cũng đang xuất hiện là những nhóm tăng giá trước và điều chỉnh trước đang vận động theo mô hình chuyển tiếp và các dấu hiệu tiếp tục giảm giá đã dừng lại và tín hiệu tăng giá đang dần xuất hiện như trường hợp của CSM, cao su tự nhiên GVR, DPG, PHR…(Chủ yếu nhóm dòng vốn hóa vừa và nhỏ) trong khi đó dấu hiệu suy yếu đang xuất hiện ở nhóm ngân hàng và chứng khoán. Trong nhóm này chúng ta cần lưu ý trường hợp của CTG và VIX vốn là cổ phiếu dẫn dắt đà tăng giá của nhóm này khi bắt đầu sóng liệu có Break out thực sự hay không và liệu có lập lại mô hình của nhóm đầu tư công (Break out giả và rơi ngay về vùng hỗ trợ động MA(50).
Theo phương pháp phân tích “Price Action” với VN30 chúng ta có 05 mã cho tín hiệu mua, 03 mã cho tín hiệu bán, 12 mã cho tín hiệu đi ngang. VIC, VHM, VRE, CTG, GVR …cho tín hiệu tích cực.
Theo thống kê định lượng, với mẫu hình hôm nay thì phiên giao dịch tiếp theo, VN-Index có xác suất tăng điểm là 51% và 51.16% giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Dựa trên thống kê, chỉ số giao dịch sẽ tăng điểm với giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa vào phiên giao dịch ngày thứ 4. Hỗ trợ là 1,300 điểm và kháng cự là 1,350 điểm.
Nhà đầu tư tải bản báo cáo đầy đủ theo đường link sau:
VN-Index đóng cửa giao dịch tạo thành mẫu hình giao dịch “Black Candle”. Khối lượng giao dịch tăng nhưng nằm dưới mức trung bình 20 ngày. Theo lý thuyết, thì giá tăng khối lượng giao dịch tăng là mô hình tăng giá có sự hỗ trợ của khối lượng – Tuy nhiên, tín hiện giao dịch hôm nay không quá tích cực do giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
Các điểm cần lưu ý:
(i) NĐT nước ngoài bán ròng hơn 463 tỷ đồng (Tính cả 3 sàn). Tốp mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VPI, VRE, HDB, APG, MWG, ORS, PDR, GEX, CTG, HPG… Tốp bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, SHB, TPB, VHM, VCI, SAB, VCB, HCM, VNM, GMD…Dù giá trị bán ròng đang giảm dần nhưng chuỗi bán ròng của khối ngoại vẫn tiếp tục kéo dài. Đây quả thực là tín hiệu buồn với TTCK Việt Nam.
(ii) Chỉ số vẫn ngập ngừng quanh ngưỡng kháng cự 1,350 điểm. Điểm đáng chú ý là kể từ mức đỉnh gần nhất: Vnindex mất vỏn vẹn 0,3% (4 điểm), nhưng trên thực tế, chắn chắn phần đông sẽ cảm thấy mất mát hơn con số này. Chỉ số Sentiment Index của chúng tôi dựa trên một thuật toán hết sức đơn giản để đo lường tâm lý thị trường: chúng tôi đo lường tỷ lệ cổ phiếu có thanh khoản đang tăng trong ngắn hạn (giá đóng cửa nằm trên đường MA20). Khi thị trường trong trạng thái FOMO, hầu hết cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng giá và ngược lại, nếu thị trường trong trạng thái sợ hãi, phần lớn cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm giá. Tính đến thời điểm hiện tại, Sentiment index đạt 25,9 điểm. Điều này có nghĩa là gần 3/4 số cổ phiếu trên thị trường đang trong xu hướng giảm, cho thấy rằng mức độ mất mát trên thị trường trên thực tế sẽ lớn hơn nhiều so với con số 0,3% kia. Tuy nhiên, có một vài điểm sáng cũng đang xuất hiện là những nhóm tăng giá trước và điều chỉnh trước đang vận động theo mô hình chuyển tiếp và các dấu hiệu tiếp tục giảm giá đã dừng lại và tín hiệu tăng giá đang dần xuất hiện như trường hợp của CSM, cao su tự nhiên GVR, DPG, PHR…(Chủ yếu nhóm dòng vốn hóa vừa và nhỏ) trong khi đó dấu hiệu suy yếu đang xuất hiện ở nhóm ngân hàng và chứng khoán. Trong nhóm này chúng ta cần lưu ý trường hợp của CTG và VIX vốn là cổ phiếu dẫn dắt đà tăng giá của nhóm này khi bắt đầu sóng liệu có Break out thực sự hay không và liệu có lập lại mô hình của nhóm đầu tư công (Break out giả và rơi ngay về vùng hỗ trợ động MA(50).
Theo phương pháp phân tích “Price Action” với VN30 chúng ta có 05 mã cho tín hiệu mua, 03 mã cho tín hiệu bán, 12 mã cho tín hiệu đi ngang. VIC, VHM, VRE, CTG, GVR …cho tín hiệu tích cực.
Theo thống kê định lượng, với mẫu hình hôm nay thì phiên giao dịch tiếp theo, VN-Index có xác suất tăng điểm là 51% và 51.16% giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Dựa trên thống kê, chỉ số giao dịch sẽ tăng điểm với giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa vào phiên giao dịch ngày thứ 4. Hỗ trợ là 1,300 điểm và kháng cự là 1,350 điểm.
Nhà đầu tư tải bản báo cáo đầy đủ theo đường link sau:
Tài liệu đính kèm